Kinh nghiệm xây giếng trời đơn giản, đẹp, hợp phong thủy, giá tiết kiệm

Linh Pham – homify Linh Pham – homify
homify شبابيك
Loading admin actions …

1. Khi nào thì nhà bạn cần có giếng trời?

Giếng trời là giải pháp kiến trúc mang tính kỹ thuật và mỹ thuật cho không gian nhà phố hiện đại. Với chức năng hứng ánh sáng, lấy gió và trao đổi khí giữa bên trong với bên ngoài ngôi nhà, bên cạnh đó, nó còn tạo nên điểm nhấn ấn tượng cho ngôi nhà của bạn. Chính vì thế việc thiết kế giếng trời sao cho phù hợp với tiêu chuẩn thẩm mỹ và phong thủy là vấn đề mà kiến trúc sư/nhà thầu và gia chủ cần cân nhắc nhất. 

Với nhà ống ngắn thì dùng một giếng trời và giếng đó chỉ giải quyết lối thoát khí nóng trong nhà. Còn lấy gió vào phải lấy theo phương ngang (tốt nhất là hướng có gió). Ví dụ, tầng trệt trống, cửa không bít bùng để đón gió và đẩy không khí hầm trong nhà ra theo giếng trời. Nếu nhà có nhiều tầng, lấy thêm gió ngang ở tầng trên bằng phòng trống không vách ngăn hoặc sân. Nhà ống dài, dùng hai giếng trời, một ở khoảng giữa và một ở cuối nhà. Khi đó lối thông gió theo đường parabol, một giếng đảm nhiệm vai trò đưa gió ra và một giếng đón gió vào theo nguyên tắc cân bằng áp suất tự nhiên trong không khí.

Kết hợp thêm 10 mẫu cửa lùa, cửa trượt vừa đẹp vừa tiết kiệm không gian cho nhà bạn

2. Thiết kế giếng trời sao cho đẹp?

Có nhiều cách làm đẹp cho giếng trời và có ba nơi chính để làm đẹp cho giếng trời là: 

đỉnh giếng – nơi có mái kính và hệ khung mái (kết hợp hoa sắt bảo vệ); 

những diện tường xuyên tầng của giếng trời 

đáy giếng.

Đỉnh giếng

Trên đỉnh giếng có thể trang trí bằng chính hệ khung mái, hoa sắt. Những kết cấu thép này khi được ánh nắng chiếu xuống, đổ bóng lên tường rất đẹp. Nơi đây cũng có thể treo đèn hay các vật trang trí. Có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

Để tăng công năng cho giếng trời, nên sử dụng mái che bằng kính hoặc bằng nhựa trong để dễ dàng hấp thụ và trao đổi ánh sáng, nhưng phải có khung sắt bảo vệ để cho mái che được an toàn hơn. Có thể giảm cường độ sáng của giếng trời bằng cách dùng các vật liệu màu cho mái vừa tạo đủ độ sáng vừa làm dịu mát không gian nội thất trong nhà.

​Diện tường

Diện tường có thể xây, ốp trang trí, treo cây xanh… kết hợp chiếu sáng. Trên mảng tường có thể ốp đá làm điểm nhấn, những hình vẽ hoa văn trang trí sống động cho bức vách, thêm vài chậu cây cảnh, vật dụng trang trí trên bãi sỏi cũng tạo nên một không gian sống động hơn.

Đáy giếng

Và đáy giếng có thể là vườn cây, vườn khô, tiểu cảnh, bể cá, hòn non bộ… Để giếng trời là không gian thư giãn tốt nhất cho ngôi nhà, bạn nên đầu tư thiết kế một tiểu cảnh ngay dưới “đáy” giếng. Một hòn non bộ vừa vặn với không gian, một ít cây leo, hoặc một bể cá nhỏ sẽ tạo nên khung cảnh thiên nhiên hữu tình đầy ấn tượng.

Áp dụng thêm 20 khu vườn cây kiểng trong nhà lý tưởng với mọi không gian

Nếu giếng trời không có mái che, thì đáy giếng phải tổ chức thoát nước thật tốt, và đáy giếng trời phải đủ rộng cũng như khu vực xung quanh phải có hệ thống che chắn (tường, vách, cửa) để nước mưa rớt xuống sàn đáy giếng trời không bắn vào những không gian sinh hoạt sạch sẽ.

Tham khảo ngay 20 mẫu vườn siêu nhỏ siêu xinh bạn muốn có ngay trong nhà mình

3. Đặt giếng trời ở vị trí nào trong nhà?

Thông thường, để khai thác tối đa hiệu quả, giếng trời thường được đặt ở khoảng giữa nhà. tại vị trí đó, có thể khai thác tới ba mặt (một mặt thường giáp tường biên), cho các không gian phòng ngủ, phòng vệ sinh, cầu thang, hành lang… hay các phòng chức năng khác.

Vị trí trung tâm đó làm cho giếng trời hút tầm nhìn, gây ấn tượng thị giác và dễ được đầu tư, chăm chút để cho đẹp, làm cho cả không gian lớn liền kề như phòng sinh hoạt chung, bếp… cũng đẹp hơn.

Giếng trời trần cầu thang

Giếng trời khu hàng lang và cầu thang

Giếng trời vòm dạng tròn

Giếng trời dạng vuông/chữ nhật

External Roof Blind Installation in Clerkenwell, London homify شبابيك ستائر

4. Lưu ý để giếng trời hợp phong thủy

Nếu giếng trời đặt ở phòng ăn (thuộc hành mộc) thì có thể dùng cây cảnh, suối nước để có mộc và thủy tương sinh;

Nếu mở giếng trời tương sinh thông thoáng cho nhà bếp (thuộc hành hỏa) thì nên bố trí dạng ống, thẳng đứng, trên đỉnh phải có mái che.

9 cách cải tạo phong thủy quanh nhà bằng thiên nhiên

تريد مساعدة في إتمام مشروع بيتك؟
تواصل معنا الآن

يبرز من مجلتنا